» Tin tức chống hàng giả » Xử lý 30 vụ vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử tại Nghệ An

Xử lý 30 vụ vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử tại Nghệ An

Ngày đăng: 03-05-2021

TT.CHG - Từ khai bắt đầu triển khai Kế hoạch 399/KH-BCĐ389, lực lượng QLTT Nghệ An đã xử lý được 30 vụ vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) với tổng giá trị thu phạt trên 840 triệu đồng.

Hành vi vi phạm chủ yếu tyrong TMĐT là kinh doanhcác loại hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ qua mạng xã hội Facebook, Zalo. Ảnh: T.Tr

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 399 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Kế hoạch số 632/KH-UBND ngày 11/11/2020 của UBND tỉnh về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tưng bước kiểm soát thị trường TMĐT, Cục QLTT Nghệ An phối hợp với lực lượng Công an tỉnh triển khai thực hiện; Từ 24/11/2020 đến 24/4/2021, đã xử lý được 30 vụ vi phạm trong hoạt động Thương mại điện tử (TMĐT) với tổng giá trị thu phạt đạt 840 triệu đồng.

Các hành vi vi phạm chủ yếu là: thiết lập Website TMĐT bán hàng mà không thực hiện nghĩa vụ thông báo với Bộ Công Thương theo quy định; Kinh doanh các loại hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ qua mạng xã hội Facebook, Zalo

Là lĩnh vực mới, nhiều khó khăn, thách thức nhưng thời gian qua lực lượng chức năng đã thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để triển khai hiệu quả Kế hoạch. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động TMĐT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng TMĐT để kinh doanh các loại hàng cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn, từng bước nghiên cứu, làm rõ, tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng để nâng cao năng lực thực thi, đề ra phương án kiểm tra phù hợp trong thời gian tới.

Qua thực tiễn kiểm tra nhận thấy còn một số khó khăn, vướng mắc như hệ thống văn bản, chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động TMĐT chưa theo kịp tình hình phát triển của thị trường; việc xác định chính xác địa chỉ của các đối tượng vi phạm là hết sức khó khăn do mô hình kinh doanh TMĐT nói chung đặc biệt là thông qua các mạng xã hội nói riêng hình thành những chủ thể kinh doanh không cần mặt bằng, địa điểm kinh doanh, các đối tượng này sử dụng không gian mạng làm “môi trường kinh doanh”; chỉ cần một khu vực chứa trữ hàng hóa như nhà riêng, thuê các khu chung cư, nhà trọ ...  để thực hiện toàn bộ các hoạt động chào bán, nhận, chốt, gửi đơn hàng và thanh toán qua ví điện tử hoặc hình thức COD; việc đăng ký thông tin, mở tài khoản người bán trên các mạng xã hội chủ thể quản lý ở nước ngoài như Facebook, Twiter, Instagram,Tiktok …là khá dễ theo hướng “mở” do đó các đối tượng cố tình vi phạm thường lợi dụng để mở nhiều tài khoản, đăng ký các thông tin địa chỉ “ảo” các bài đăng thường không ghi địa chỉ cụ thể, chỉ có số điện thoại giao dịch do đó căn cứ để lực lượng chức năng xác định, truy xuất thông tin, dữ liệu người bán của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn; các website TMĐT bán hàng vi phạm đặc biệt là các website sử dụng tên miền quốc tế như .com,.net, .org …  còn mập mờ về thông tin chủ sở hữu, được tạo ra và đóng lại trong thời gian ngắn khiến lực lượng chức năng khó kiểm soát, cũng như khó xác định chứng cứ để đấu tranh, xử lý.

Thời gian tới Cục QLTT Nghệ An sẽ tiếp tục tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trong hoạt động thương mại điện tử. Chủ động phát hiện, đấu tranh có hiệu quả, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh các loại hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm an toàn thực phẩm, gian lận thương mại trên địa bàn. 

Hải Nam (theo BCĐ 389)