» Tin tức chống hàng giả » Hải quan phối hợp Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường ngăn chặn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại Lạng Sơn

Hải quan phối hợp Công an, Biên phòng, Quản lý thị trường ngăn chặn hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ tại Lạng Sơn

Ngày đăng: 02-11-2021

TT.CHG - Thời gian qua, Cục Hải quan Lạng Sơn đã phối hợp chặt với lực lượng Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường... tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các tội phạm khác như: Tín dụng đen, XNC trái phép, tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đơn vị ở khu vực cửa khẩu tập trung kiểm soát hải quan, xác định trọng điểm, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị lợi dụng, vi phạm như: Tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, vận chuyển độc lập, chuyển tải bất hợp pháp, hoàn thuế GTGT, các mặt hàng cấm như ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, pháo nổ, động vật hoang dã, mặt hàng có thuế suất cao, hàng giả mạo xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chức năng, thực phẩm không rõ nguồn gốc, thuốc lá, rượu, bia... không để hình thành đường dây, ổ nhóm buôn lậu, tội phạm phức tạp trong địa bàn hoạt động hải quan.

Tăng cường trực ban trực tuyến, đánh giá, phân tích các lô hàng tiêu dùng nhập khẩu; hàng máy móc thiết bị đã qua sử dụng, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế nhập khẩu, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng hóa NK chuyển cửa khẩu theo hình thức vận chuyển độc lập, chuyển phát nhanh, các lô hàng có rủi ro, gian lận hoàn thuế GTGT để kịp thời phát hiện dấu hiệu nghi vấn gian lận về số lượng, chủng loại, chất lượng....mà doanh nghiệp lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, vi phạm chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK.

Các lực lượng cùng phối hợp rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật liên quan đến công tác phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn bất cập nhằm hoàn thiện thể chế trong phòng chống tội phạm và quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội.

Mai Ka (theo BCĐ 389)