» Dịch vụ » Dấu hiệu - Tem

Dấu hiệu - Tem

Ngày đăng: 15-03-2017

QUY TRÌNH THAM GIA

  1. Tiếp nhận đề cử và hồ sơ đăng ký:
  1. Văn phòng lập danh sách các doanh nghiệp (căn cứ theo Quy chế ) gửi về Ban lãnh đạo Trung tâm Chống hàng giả; đồng thời gửi danh sách nói trên để báo cáo UBND tỉnh, thành phố hoặc lãnh đạo Bộ, ngành;
  2. Sau khi đã chọn được các doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, Văn phòng hướng dẫn các doanh nghiệp được đề cử lập hồ sơ tham gia đồng thời tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, doanh nhân và gửi về Ban lãnh đạo.
    1. Tổ chức sơ tuyển:

Căn cứ hồ sơ do văn phòng thường trực trình, Ban sơ tuyển đánh giá lại tất cả hồ sơ:

  1. Bước 1: Đánh giá trên hồ sơ;
  2. Bước 2: Đánh giá tại tổ chức, doanh nghiệp.
  3. Tổ chức thẩm định thực tế:
  • Ban sơ tuyển triển khai công tác thực tế tại các doanh nghiệp được đề cử và có trách nhiệm xác định tính chính xác của các hồ sơ tham dự, nắm bắt thêm thông tin liên quan đến doanh nghiệp tham dự và lập báo cáo kết quả trình lên Ban lãnh đạo;
  • Căn cứ vào đánh giá của Ban sơ tuyển, Ban lãnh đạo sẽ xem xét, đánh giá, chọn ra những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hội đủ yếu tố;
  • Tùy theo mức độ mà Ban lãnh đạo có thể sẽ đề nghị Ban thẩm định xác minh lại những thông tin trước khi ra quyết định sau cùng;
    1. Tổ chức cấp dấu:
  • Ban lãnh đạo căn cứ vào các tiêu chí đánh giá sẽ chọn ra những doanh nghiệp đạt;
  • Công bố các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được cấp dấu;
  • Sau khi có kết quả, Ban lãnh đạo sẽ tiến hành công bố trên phương tiện truyền thông và trao quyết định cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp;

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1.  Hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa, quy trình, thiết bị, công nghệ sản xuất;

2.  Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp;

3.  Đăng ký chất lượng, công bố chất lượng hàng hóa;

4.  Kiểm định, kiểm định định kỳ sản phẩm sản xuất, nhập khẩu để kinh doanh;

5.  Đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về khuyến mãi, chế độ bảo hành hàng hóa sau bán hàng cho khách hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh;

6.  Ý kiến đánh giá của khách hàng về hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp (Thông qua các cơ quan bảo chí, truyền thông, hội chợ…);

7.  Quan tâm đến hệ thống chất lượng và hệ thống quản lý theo quy chuẩn của Việt Nam (hoặc quốc tế): ISO, TCVN, TCCS…

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM

1.   Tuân thủ đúng Quy chế Chương trình;

2.   Được nhận quyết định sử dụng dấu hiệu.

3.  Được truyền thông và quảng bá thương hiệu thông qua chương trình:

4.   Doanh nghiệp đạt có quyền sử dụng, khai thác thương mại biểu tượng (dấu hiệu) Chương trình trong thời gian 01 năm bắt đầu từ ngày có quyết định. Sau thời gian trên, nếu đơn vị muốn tiếp tục sử dụng và khai thác phải có đề nghị bằng văn bản và được Ban tổ chức chấp chận;

5.   Được ưu tiên khi đăng ký tham gia các chương trình xúc tiến thương mại (ở trong nước và nước ngoài).

6.  Doanh nhân, doanh nghiệp đạt có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các bài học kinh nghiệm, giữ gìn và phát huy thành tích đã đạt được.